Nước mắm là một trong những gia vị truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ sử trong nên nếm, tẩm ướp các món ăn truyền thống mà nước mắm còn được pha chế để làm nước chấm trên mâm cơm. Tuy nhiên với người đang giảm cân hoặc giữ dáng thường sẽ cân nhắc đến hàm lượng calo. Vậy thì cùng Review 2K tìm hiểu xem nước mắm pha bao nhiêu calo và ăn có béo không?
NƯỚC MẮM PHA BAO NHIÊU CALO?
Nước mắm là một loại gia vị truyền thống được ủ ướp lên men tự nhiên từ cá, muối ăn. Nước mắm thường có vị mặn, đậm đà và mùi thơm đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn. Tuy nhiên để chấm thì chúng ta thường pha chế nêm nếm để vừa ăn và phù hợp với mỗi món ăn. Vậy thì nước mắm pha bao nhiều calo?
Nước mắm pha bao nhiêu calo? Trung bình trong 100g nước mắm truyền thống sẽ cung cấp khoảng 39,5 calo, hàm lượng calo không quá cao nhưng khi được pha chế, thêm các loại nguyên liệu khác nhau như: đường, nước cốt chanh, gừng, tỏi, ớt, sả… thì hàm lượng calo của nước mắm pha cũng sẽ bị thay đổi và tăng nên, trung bình 100g nước mắm pha sẽ có có hàm lượng calo từ 97 – 120 calo, tùy thuộc vào cách pha của mỗi người và loại nguyên liệu mà bạn thêm vào khi pha nước mắm.
Ngoài ra thành phần dinh dưỡng của nước mắm còn cung cấp các vitamin nhóm B, đạm, amino acid, polipeptit, đa dạng các khoáng chất, cụ thể như:
- Đạm: lượng đạm hay protein ở mỗi loại nước mắm thường không giống nhau, tuy nhiên nước mắm đều chứa đạm và có đến hơn 20 loại acid amin cần thiết đề cơ thể tăng cường chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể và giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt đạm từ nước mắm còn cung cấp một số loại acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như: valin, methionine, phenylalanine, alanine, isoleucine và lysine…
- Vitamin: nước mắm cũng cấp một số loại vitamin cần thiết cơ thể như: vitamin C, vitamin B12, vitamin B6… dù hàm lượng vitamin không cao, nhưng những loại vitamin này giúp bảo vệ tế bào khỏi hoạt động tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa dị tật thai và hỗ trợ hoạt động cho thị lực cũng như hoạt động của hệ thần kinh.
- Khoáng chất: Không chỉ có calo, nước mắm còn cung cấp một số loại khoáng chất như: Na, Canxi, Photpho… những khoáng chất này có tác dụng bổ sung chất điện giải, tăng cường hoặt động của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường hoạt động và phục hồi cơ bắp.
ĂN NƯỚC MẮM PHA CÓ BÉO KHÔNG?
Như chúng ta vừa tìm hiểu thì hàm lượng calo của nước mắm pha cũng khá cao 97-120calo/100g nước mắm pha. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về hàm lượng calo này, vì hàm lượng calo không phải là yếu tố duy nhất khiến bạn tăng cân. Một loại thực phẩm được coi là dễ tăng cân thì ngoài hàm lượng calo cao, món ăn đó còn chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo no, chất béo bão hòa.
Thực tế là ăn nước mắm pha rất khó để khiến bạn tăng cân hay bị béo lên. Vì thực tế là trong một bữa ăn bạn sẽ không sử dụng đến 100g nước mắm pha để chấm. Đồng thời, ngoài calo ra thì chất dinh dưỡng của nước mắm gần như không cung cấp chất béo. Vì vậy, nếu bạn đang ăn kiêng hoặc đang giảm cân thì vẫn có thể ăn nước mắm pha được, nước mắm sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cân nặng cũng như quá trình giảm cân của bạn.
Ăn nước mắm pha không ảnh hưởng nhiều đến vóc dáng, cân nặng. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý, sử dụng đúng cách và vừa phải. Sử dụng nước mắm pha để chấm và ăn cùng với các món chiên, rán dầu mỡ thì vẫn sẽ tăng cân. Sử dụng quá nhiều nước mắm cũng không tốt, có thể khiến cơ thể bị tích nước, phù nề, đặc biệt với những người mắc bệnh thận, bệnh huyết áp cao thì nên tránh và hạn chế sử dụng nước mắm, nước mắm pha.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NƯỚC MẮM PHA
Để sử dụng nước mắm pha đúng cách, nhiều lợi ích với sức khỏe và tránh tăng cân thì dưới đây là một số lưu ý nhỏ bạn cần chú ý nhé:
- Sử dụng lượng nước mắm phù hợp
Thông thường chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 10 – 15g nước mắm pha/ngày, tương đương với khoảng 1 thìa canh nước mắm pha. Đối với những người mắc các bệnh như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, suy thận, gout… thì nên hạn chế ăn nước mắm, nếu ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 3 – 5g nước mắm pha/ngày.
- Không nên pha nước mắm quá mặn
Thường thì nước mắm truyền thống thường có vị khá đậm đà, khá mặn nên khi dùng để chấm thì bạn nên pha thêm nước lọc, nước cốt chanh, giấm, đường, bột ngọt… để giảm mặn. Đồng thời pha thêm các loại nguyên liệu như; tỏi, ớt, gừng, sả, lá canh… để nước mắm pha bớt mặn và tăng hương vị. Không nên ăn quá mặn vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là huyết áp, tim mạch. (1)
- Sử dụng nước mắm đúng cách
Nước mắm cũng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt các một số loại acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như: valin, methionine, phenylalanine, alanine, isoleucine và lysine… Chính vì vậy để giữ được chất dinh dưỡng tối đa nhất bạn cần sử dụng đúng cách.
Không nên đun sôi, đun quá lâu sẽ khiến khoáng chất và acid amin bị phân hủy hết. Mọi người thường có thói quen ướp thịt, cá bằng nước mắm hoặc dùng để xào, nấu những thực tế điều này là không nên. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước mắm để nêm vào món ăn khi thức ăn đã chín, thêm chút nước mắm để món ăn hấp dẫn hơn rồi tắt bếp sẽ bảo đảm giữ được chất dinh dưỡng tối đa nhất.
- Lựa chọn nước mắm chất lượng tốt
Nước mắm được trưng cất, ủ ướp từ cá tươi và quá trình lên men tự nhiên, vì vậy rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên chú ý lựa chọn các loại nước mắm chất lượng tốt có nguồn gốc uy tín, rõ ràng, xuất xứ rõ ràng.
Nước mắm pha bao nhiêu calo và ăn có béo không? Thực tế thì nước mắm hay nước mắm pha không gây ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và ít khi khiến bạn tăng cân, béo lên khi ăn nước mắm pha. Tuy nhiên khi sử dụng nước mắm pha bạn cũng nên chú ý, sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và có lợi nhất cho sức khỏe.
Miễn trừ trách nhiệm:
- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Xin cảm ơn!