Từ lâu, mộc nhĩ đã là một nguyên liệu quen thuộc của nhiều món ăn Việt. Không chỉ thế, đây còn là một vị thuốc quý trong Đông y với công dụng chữa trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, nếu các bạn không biết cách chế biến mộc nhĩ đúng cách, kết hợp nó cùng với những loại thực phẩm không phù hợp thì sẽ có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy nấm mộc nhĩ kỵ với gì? Hãy cùng review2k.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA NẤM MỘC NHĨ
Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo, nấm mèo đen hoặc nấm tai mèo. Đây là một loại nấm mọc trên thân của các loại cây thân gỗ. Nấm mộc nhĩ có mặt trên nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu nhạt. Đây là một loại nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn như: Nem, xôi thịt băm mộc nhĩ, thịt gà xào nấm hương mộc nhĩ, canh khổ qua nhồi thịt mộc nhĩ, tai heo cuộn mộc nhĩ,… (1)
Về mặt dinh dưỡng, trong nấm mộc nhĩ có chứa những dưỡng chất như: Chất đạm, đường, vitamin B1, B2, PP, natri, kali, sắt, canxi, photpho, chất xơ và beta – carotene.
Những tác dụng của mộc nhĩ đã được khoa học chứng minh bao gồm:
- Phòng ngừa các bệnh lý mãn tính: Trong nấm có chứa chất chống oxy hóa polyphenol, giúp bảo vệ các tế bảo khỏi nguy cơ bị tổn thương bởi các gốc tự do gây hại. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
- Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa: Cũng giống như các loại nấm khác, mộc nhĩ có chứa nhiều prebiotics – chủ yếu ở dạng beta glucan. Đây là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.
- Làm giảm lượng cholesterol trong máu: Chất chống oxy hóa polyphenol có trong nấm mộc nhĩ có thể giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, hạn chế sự hình thành mảng bám trong lòng động mạch, ngăn ngừa các bệnh lý tại tim.
- Cải thiện sức khỏe của não bộ: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mộc nhĩ và các loại nấm khác có khả năng ức chế hoạt động của beta secretase – một loại enzym giải phóng protein amyloid beta. Những protein này có thể gây độc cho não, được chứng minh có liên quan đến các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer.
- Tác dụng chống oxy hóa: nấm mộc nhĩ có khả năng chống lại những chất oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm và có tác dụng làm đẹp da.
- Tốt cho hệ xương khớp: theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nấm mộc nhĩ có chứa protid, canxi, sắt….những nhóm chất này có chứa thành phần quan trọng hỗ trợ và bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Hiệu quả giảm cân: các món ăn từ nấm mộc nhĩ có thể mang lại hiệu quả giảm cân. Bởi nó có chứa nhiều chất polysaccharide có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, từ đó có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Do đó, nấm mộc nhĩ là thực phẩm khá lý tưởng dành cho người muốn giảm cân, đang ăn kiêng.
NẤM MỘC NHĨ KỴ VỚI GÌ?
Nấm mộc nhĩ có thể dễ dàng kết hợp với rất nhiều loại thực phẩm để tạo nên nhiều món ăn ngon khác nhau như: Thịt đông, bầu xào mộc nhĩ, lườn gà xào mộc nhĩ nấm hương, trứng hấp thịt mộc nhĩ, nem cua bể mộc nhĩ,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm nếu kết hợp cùng với mộc nhĩ thì sẽ có thể tạo ra các phản ứng gây hại cho sức khỏe. Cụ thể như:
- Mộc nhĩ kỵ ốc
Ốc là loại thực phẩm có tính hàn, mộc nhĩ cũng có mang tính hàn. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm có tính hàn cùng một lúc sẽ dễ gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
- Mộc nhĩ kỵ củ cải trắng
Một số người thường có thói quen cho mộc nhĩ vào trong canh củ cải để món ăn đẹp mắt và có hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, trong mộc nhĩ có chứa nhiều hoạt chất sinh học, còn củ cải trắng thì lại rất giàu enzyme. Việc nấu chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ có thể tạo ra những phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến bệnh viêm da.
Do đó, các bạn nên ăn củ cải cách ít nhất 3 tiếng trước và sau khi ăn mộc nhĩ để đảm bảo an toàn.
- Mộc nhĩ không dùng với các loại thức ăn, đồ uống có tính hàn
Theo Đông y, mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm. Nếu ăn món có nhiều mộc nhĩ kết hợp với các loại thực phẩm, đồ uống có tính hàn như: Rau muống, khổ qua, dưa hấu, dưa lê, nước đá lạnh,… thì sẽ có thể gây giảm nhiệt trong dạ dày. Khiến người ăn bị đau bụng, lạnh bụng và tiêu chảy.
- Nấm mộc nhĩ kỵ với thịt vịt
Nấm mèo không ăn cùng thịt vịt, vì 2 nhóm thực phẩm này đều có tính hàn khi kết hợp có thể gây ra tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, gây lạnh bụng, đau bụng thậm chí tiêu chảy.
- Nấm mộc nhĩ kỵ với nước trà
Nếu bạn đã ăn những món ăn có nấm mộc nhĩ thì không nên uống nước trà hoặc các loại đồ uống có trà. Thành phần của mộc nhĩ cung cấp lượng sắt khá lớn, trong khi nước trà lại có thành phần tannin. Việc ăn uống chung giữa nấm mộc nhĩ và nước trà sẽ khiến cơ thể không thể hoặc rất khó để hấp thu sắt, khiến giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm đi, cơ thể cũng không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này thường xuyên, kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu do thiết sắt.
Ngoài ra những nhóm người dưới đây không nên ăn nấm mộc nhĩ, cụ thể:
- Những người mắc bệnh trĩ: theo một số nghiên cứu cho rằng nấm mộc nhĩ không tốt cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt khi nấu chung món ăn này với gà rừng có thể dẫn tới chảy máu vùng trĩ và khiến bệnh nặng thêm.
- Những người có hệ tiêu hóa kém: Nếu hệ tiêu hóa kém bạn không nên hoặc hạn chế tối đa ăn nấm mộc nhĩ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Những người mắc chứng máu loãng: theo các nghiên cứu chỉ ra rằng nấm mộc nhĩ có thể ngăn chặn đông máu. Vì thế nếu như bạn bị hội chứng máu loãng hoặc máu khó đông không nên ăn thực phẩm này.
- Trẻ dưới 12 tuổi: lý do bởi hệ tiêu hóa của trẻ 12 tháng tuổi chưa hoàn thiện. Trong khi đó nấm mộc nhĩ có tính hàn và có thể chứa những chất không phù hợp với trẻ nhỏ, có thể dẫn tới hệ tiêu hóa rối loạn, dị ứng hoặc ngộ độc nguy hiểm.
- Phụ nữ đầu thai kỳ: Đối với những phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa. Do đó cần phải tránh sử dụng nấm mộc nhĩ.
NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHẾ BIẾN MỘC NHĨ
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi chế biến nấm mộc nhĩ mà các bạn cần lưu ý để tránh:
- Ăn mộc nhĩ tươi: Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất độc morpholine, có thể khiến cơ thể bị ngứa ngáy, phù nề. Thậm chí nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tình trạng hoại tử da. Việc phơi và sấy khô mộc nhĩ sẽ giúp các chất độc cũng như chất cảm quang tự nhiên có trong nấm bị mất đi. Từ đó, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn.
- Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng: Cách này có ưu điểm là nhanh chóng và tiện lợi, lại có thể sát khuẩn tốt. Tuy nhiên, việc ngâm mộc nhĩ trong nước sôi có thể khiến nấm bị nhũn, dính và khó bảo quản, đồng thời gây ảnh hưởng đến hương vị và tính thẩm mỹ của món ăn. Đáng lo ngại hơn là khi ngâm trong nước nóng, chất morpholine có trong mộc nhĩ sẽ không được đào thải hết, từ đó gây hại cho sức khỏe người ăn. Do đó, tốt nhất là các bạn nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh để nấm có độ giòn, ngon. Đồng thời khiến chất độc morpholine có thời gian hòa tan vào nước, làm thực phẩm an toàn hơn.
- Ngâm mộc nhĩ quá lâu: Việc ngâm mộc nhĩ quá lâu sẽ khiến các thành phần dinh dưỡng có trong mộc nhĩ bị thay đổi, biến chất và dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu ăn phải mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn thì các bạn sẽ có thể bị ngộ độc. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị hôn mê, phải nhập viện cấp cứu.
Do đó, các bạn không nên ngâm mộc nhĩ lâu hơn 8 tiếng. Tốt nhất nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh khoảng từ 15 – 30 phút trước khi chế biến. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bột baking soda để rút ngắn thời gian ngâm và loại bỏ bụi bẩn trên nấm mộc nhĩ. Các bạn chỉ cần ngâm nấm mộc nhĩ trong nước hòa với baking soda khoảng 10 phút, rồi đem rửa lại với nước là dùng được.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi nấm mộc nhĩ kỵ với gì. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy gọi ý tại mục liên hệ
Miễn trừ trách nhiệm:
- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Xin cảm ơn!