Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây, có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng. Theo dõi bài viết để biết bột sắn dây kỵ với gì để sử dụng đúng cách và đảm bảo sức khỏe cho bạn nhé.
Bột sắn dây là gì?
Bột sắn dây được chế biến từ củ sắn dây thuộc một loại cây thân leo. Đây là một loại cây đa năng, vừa được trồng để lấy củ làm thực phẩm và dược liệu, vừa có giá trị kinh tế cao. Sắn dây được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Cây sắn dây là loại cây leo, thân mềm, có thể dài đến 10-20 mét. Thân cây có màu xanh và phủ lông mịn. Lá cây sắn dây có hình chân vịt, mỗi lá thường có 3 thùy, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn và phủ lông mịn. Hoa sắn dây mọc thành chùm, màu tím hoặc tím nhạt, có hương thơm nhẹ. Củ sắn dây mọc dưới đất, có kích thước lớn, vỏ ngoài màu nâu, bên trong màu trắng ngà. Củ chứa nhiều tinh bột và các dưỡng chất khác.
Để tạo ra bột sắn dây, củ sắn dây được thu hoạch, rửa sạch và xay nhuyễn để chiết xuất tinh bột. Quá trình chiết xuất tinh bột từ củ sắn dây thường bao gồm các bước sau:
+ Rửa và gọt vỏ: Củ sắn dây được rửa sạch và gọt bỏ vỏ.
+ Xay nhuyễn: Củ được xay nhuyễn hoặc nghiền để tách tinh bột ra khỏi sợi và tạp chất.
+ Lọc: Hỗn hợp được lọc nhiều lần để loại bỏ tạp chất, chỉ giữ lại phần tinh bột.
+ Phơi khô: Tinh bột sau khi lọc được phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô.
+ Nghiền mịn: Tinh bột khô được nghiền mịn thành bột sắn dây.
Bột sắn dây là một loại thực phẩm và dược liệu quý, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với tính mát và các công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc và giải nhiệt, bột sắn dây là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai quan tâm đến sức khỏe và ẩm thực truyền thống.
Lợi ích khi ăn bột sắn dây
Việc ăn bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Hỗ trợ giảm cân
Bột sắn dây ít calo và chứa ít chất béo, là lựa chọn tốt cho những người đang muốn giảm cân. Chất xơ trong sắn dây giúp tăng cảm giác no và kéo dài thời gian cảm giác no sau khi ăn, từ đó giúp kiểm soát khẩu phần ăn uống và giảm cảm giác thèm ăn.
- Kiểm soát đường huyết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột sắn dây có thể giúp kiểm soát đường huyết ổn định ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất tanin trong sắn dây có khả năng làm giảm đường huyết sau khi ăn, giúp duy trì mức đường huyết trong khoảng an toàn.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong sắn dây giúp tăng cường chức năng của ruột, làm tăng sự di chuyển của chất thải và giảm nguy cơ táo bón. Enzyme trong sắn dây, như amylase và protease, có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein và tinh bột, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. (1)
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chất xơ và khoáng chất trong sắn dây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách kiểm soát cholesterol và huyết áp. Những chất chống vi khuẩn và chống viêm trong sắn dây cũng có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc động mạch.
- Bổ sung khoáng chất
Sắn dây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: kali, magie, và mangan, có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Kali còn có tác dụng là một khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và đảm bảo hoạt động điện giải của cơ bắp và hệ thần kinh.
- Làm đẹp
Bột sắn dây khi được kết hợp cùng lòng trắng trứng, bột trà xanh, sữa chua sẽ có những tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ.
Bột sắn dây kỵ với gì?
Bột sắn dây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý bột sắn dây kỵ với gì để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn:
Bột sắn dây có kỵ với mật ong không?
Với thắc mắc bột sắn dây uống với mật ong được không thì câu trả lời: Bột sắn dây kỵ mật ong. Theo quan niệm dân gian, bột sắn dây và mật ong không nên sử dụng cùng nhau vì có thể gây ra những phản ứng cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng chứng minh điều này.
Bột sắn dây kỵ ăn chung với gì? Bột sắn dây kỵ với đường
Theo Đông y, bột sắn dây có tính mát nên thường được sử dụng để giải rượu, hạ sốt, giảm đau, giải khát. Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây cùng quá nhiều đường sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe như: thừa cân, béo phì, bệnh về tim mạch.
Bột sắn dây kỵ với thực phẩm nào? Bột sắn dây kỵ hoa bưởi, sen, nhài
Mùi hương mạnh từ hoa bưởi, hoa sen và hoa nhài có thể làm tăng nguy cơ gây kích ứng dạ dày hoặc khó tiêu, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Bột sắn dây có tính hàn (lạnh), trong khi đó, các loại hoa như hoa bưởi, hoa sen, và hoa nhài lại có tính nhiệt hoặc có các đặc tính khác có thể không phù hợp khi kết hợp với tính hàn của sắn dây, dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể theo quan niệm Đông y.
Không nên pha bột sắn dây với nước nguội
Nhiều người thường có thói quen sử dụng nước nguội để pha bột sắn dây vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, điều này là có hại cho sức khỏe. Vì bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên chưa thể loại bỏ được hết tạp chất dễ gây nhiễm khuẩn cho đường ruột. Vì vậy, khi pha bột sắn dây với nước lạnh có thể gây đau bụng, tiêu chảy do vi trùng không được tiêu diệt bằng nước đun sôi.
Bột sắn dây kỵ hải sản không?
Sắn dây kỵ với món gì? Bột sắn dây và hải sản(tôm, mực, cua, bạch tuộc, hàu, cá biển, …) đều mang tính hàn cho nên người có bụng dạ yếu không nên kết hợp chúng với nhau. Nó có thể phát sinh ảnh hưởng với hệ tiêu hóa của bạn như: đầy bụng, khó chịu trong bụng, khó tiêu
Bột sắn dây kỵ với tỏi không?
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về việc tỏi và bột sắn dây kỵ nhau nhưng bột sắn dây có tính hàn (lạnh), trong khi tỏi có tính nhiệt (nóng); khi kết hợp 2 loại thực phẩm này có thể gây ra xung đột trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như: đau bụng, khó tiêu, hoặc cảm giác khó chịu trong dạ dày.
Tỏi có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, trong khi bột sắn dây lại có tác dụng làm mát, gây ra sự mất cân bằng và làm giảm hiệu quả của cả hai loại thực phẩm. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất là nên sử dụng tỏi và bột sắn dây vào những thời điểm khác nhau trong ngày hoặc không kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn.
Bột sắn dây kỵ với trứng gà không?
Theo các chuyên gia, các bạn không cần lo lắng việc bột sắn dây kỵ với trứng gà. Bởi hai loại thực phẩm này hoàn toàn không sinh ra chất độc hại khi kết hợp với nhau. Thậm chí việc chế biến món ăn từ bột sắn dây và trứng gà còn giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, giải nhiệt làm mát cơ thể trong ngày hè.
Một số món ăn từ bột sắn dây và trứng gà mà các bạn có thể tham khảo là: Súp gà bột sắn dây, súp thập cẩm, súp cua bột sắn dây, súp trứng gà,…
Bột sắn dây có kỵ với sầu riêng không?
Giải đáp thắc mắc bột sắn dây có kỵ với sầu riêng không, theo các chuyên gia, 2 thực phẩm này không hề kỵ nhau, bạn có thể kết hợp chúng với hàm lượng hợp lý để thay đổi hương vị và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
Bột sắn dây có kỵ với sữa không?
Giải đáp thắc mắc bột sắn dây có kỵ với sữa không, theo các chuyên gia, sữa và bột sắn dây không kỵ nhau. Bạn có thể kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau để thay đổi hương vị và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Sắn dây có kỵ với thuốc tây không?
Thực tế chưa có một nghiên cứu hay báo cáo y khoa nào cho thấy sắn dây kỵ với thuốc tây. Tuy nhiên thuốc tây thì rất nhiều loại và vô vàn các thành phần khác nhau. Một số loại thuốc tây không nên sử dụng chung với sắn dây như:
+ Thuốc tránh thai, vì khi sử dụng chung sắn dây có thể gây ảnh hưởng xấu đến nồng độ Estrogen của cơ thể và gây rối loạn.
+ Thuốc điều trị loãng máu, đông máu cũng không nên sử dụng cùng với sắn dây vì chúng có thể gây tương tác và làm chậm quá trình đông máu của cơ thể.
+ Thuốc điều trị tiểu đường, không nên dùng chung bởi có thể khiến hạn huyết áp nhanh, lượng đường giảm thấp đột ngột có thể gây nguy hiểm.
+ …
Vì vậy để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra bạn cũng thể hạn chế tác động xấu bằng cách sử dụng sắn dây cách thời gian uống thuốc khoảng 2 – 3 tiếng để chúng hạn chế tương tác với nhau.
Những ai không nên uống sắn dây
Mặc dù bột sắn dây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên uống nó. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh sử dụng bột sắn dây:
- Người bị bệnh huyết áp
Bột sắn dây có thể làm giảm huyết áp, vì vậy những người đã có huyết áp thấp, mắc các bệnh về tim mạch hay cơ thể bị suy nhược nên thận trọng khi sử dụng để tránh tình trạng huyết áp tụt quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Trẻ em và người già
Bột sắn dây khi được pha dưới dạng nước sẽ có tính hàn rất mạnh. Trẻ em và người già có hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn, nên dễ bị ảnh hưởng bởi tính hàn của bột sắn dây, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy,.. Do đó, đối với trẻ em và người già thì nên pha chín bột sắn dây để giảm tính hàn và giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn các thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.
- Phụ nữ đang mang thai
Trong thời gian mang thai, khi cơ thể phụ nữ sinh nhiệt cao nên uống bột sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu cơ thể chị em đang có dấu hiệu bị lạnh, nhiệt độ thấp hơn bình thường, huyết áp thấp thì không nên uống sắn dây.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu và quan niệm dân gian cho rằng bột sắn dây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ co thắt tử cung, do đó, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa yếu, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc đầy hơi, sẽ dễ bị tác động bởi tính hàn của bột sắn dây, làm cho các triệu chứng tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người mắc các bệnh mãn tính về dạ dày
Những người có bệnh mãn tính về dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên thận trọng khi sử dụng bột sắn dây. Tính hàn của bột sắn dây có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bột sắn dây uống lúc nào tốt nhất? sử dụng khi nào thì phù hợp?
– Sử dụng sắn dây với liều lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều bột sắn dây, mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần hoặc có thể sử dụng sắn dây trong chế biến các món ăn, tuy nhiên nên cân bằng để lượng sử dụng một ngày không quá 30g bột sắn dây.
– Chú ý sử dụng vài gian thích hợp. Không nên sử dụng, uống bột sắn dây vào buồi tối hoặc uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là với những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hàm lượng chấy dinh dưỡng từ bột sắn dây có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và gây mất ngủ, khó ngủ. Thay vì uống vào buồi tối thì bạn nên uống vào buổi sáng hoặc buồi trưa, đầu giờ chiều nhé.
– Không uống bột sắn dây khi đói, bột sắn dây có thể gây kích thích đường ruột khiến bạn đau bụng, tiêu chảy sau khi uống và đồng thời là tăng nguy cơ đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.
Bột sắn dây uống sống hay chín tốt?
– Ưu tiên sử dụng sắn dây được nấu chín, bởi sắn dây đa phần đều được là thủ công và có thể trong quá trình sản xuất có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn cũng dễ bị nhiễm khuẩn, tạp chất và gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Tóm lại, khi sử dụng bột sắn dây, cần tránh kết hợp với những loại thực phẩm trên để tận dụng tối đa lợi ích nó mang lại mà không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết “bột sắn dây kỵ với gì” trên Review2k.com. Hãy lưu lại và chia sẻ cho người thân để có thêm những kiến thức trong việc kết hợp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bạn nhé.
Miễn trừ trách nhiệm:
- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Xin cảm ơn!