Cua biển là một loại hải sản thơm ngon, thịt có vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Không chỉ thế, cua biển còn rất giàu các chất dinh dưỡng như: Vitamin B, D, magie, canxi, sắt,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc kết hợp cua với những loại đồ uống không phù hợp sẽ có thể gây ra những rủi ro cho sức khỏe. Vậy sau khi ăn cua không nên uống gì? Ăn cua uống sữa được không? Hãy cùng Review 2K tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!
NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CUA MÀ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Nhắc đến các loại hải sản ngon thì không thể thiếu được cua biển. Loại hải sản này có phần thịt trắng, mềm và ngọt, ăn rất ngon. Với cua biển thì các bạn có thể chế biến bằng rất nhiều phương thức khác nhau như: Hấp, nướng, rang, xào, nấu cháo, nấu súp,…
Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng trong cua biển cũng được đánh giá khá cao. Trong thịt cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản phổ biến khác nhưng lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với các loại cá kiếm, cá mú và cá ngừ. Những thành phần dinh dưỡng có trong thịt cua bao gồm: Protein, vitamin A, B, C, E, K, canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen,…
Những lợi ích của cua biển đối với sức khỏe có thể kể đến như:
- Hỗ trợ giảm cân
Trong cua có chứa ít calo, chất béo nhưng lại rất giàu protein. Do đó, đây là một loại thực phẩm phù hợp để đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cân.
- Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương
Một vết thương hở sẽ mất rất nhiều thời gian để chữa lành và chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Các món ăn từ cua biển có thể giúp chữa lành vết thương nhanh hơn vì chúng có chứa kẽm, vitamin B12 và vitamin C. Các dưỡng chất này sẽ giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, tái tạo các mô mới.
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để tăng cường hệ thống miễn dịch, các bạn nên bổ sung thịt cua vào thực đơn hàng ngày. Khoáng chất selen có trong thịt cua sẽ giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại những tác động của các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Việc ăn thịt cua thường xuyên sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm chất sắt và vitamin B12. Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển oxy đi khắp các mô và cơ quan trong cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra.
- Bảo vệ tim mạch
Có thể nói cua biển là một nguồn thực phẩm cung cấp axit béo Omega – 3 dồi dào cho cơ thể. Loại axit béo này có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) tích tụ ở thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến tim. Từ đó, hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch và ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. (1)
- Tăng cường trí nhớ
Một số nghiên cứu cho thấy rằng: Các khoáng chất đồng hay selen có trong cua biển sẽ hỗ trợ xây dựng myelin giúp bảo vệ và tăng kết nối các tế bào thần kinh, cải thiện chức năng của não bộ và tăng cường trí nhớ.
- Tốt cho hệ xương khớp
Trong thịt cua biển có hàm lượng photpho và canxi khá dồi dào. Đây là những khoáng chất rất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển hệ xương khớp, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như: Loãng xương, viêm khớp.
ĂN CUA UỐNG SỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Việc kết hợp cua cùng với các loại đồ uống không phù hợp sẽ có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thịt cua. Thậm chí còn gây ra các rối loạn tiêu hóa, dị ứng và ngộ độc.
Vậy ăn cua uống sữa được không? Câu trả lời là “ Không”. Sữa và cua là hai loại thực phẩm kỵ nhau. Việc sử dụng chung hai loại thực phẩm này sẽ tạo cảm giác không ngon miệng, thậm chí gây buồn nôn, khó chịu. Bên cạnh đó, việc uống sữa trong và sau khi ăn cua sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Không chỉ thế, trong sữa và thịt cua đều có chứa nhiều canxi nên nếu bạn dùng chung một lúc thì cơ thể sẽ khó hấp thụ, dễ hình thành sỏi thận.
Ngoài sữa thì các bạn cũng cần lưu ý không nên kết hợp cua với những loại đồ uống dưới đây:
- Bia
Trong hải sản, đặc biệt là cua có chứa một lượng purin đáng kể. Sau khi được tiêu hóa, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra bệnh gout. Trong khi đó, việc sử dụng rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình tạo thành axit uric nhanh hơn. Khi đó, lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ lại các khớp xương gây ra bệnh gout.
- Trà xanh
Trà là loại đồ uống cần kiêng kỵ tiếp theo nếu bạn ăn hải sản. Vì trong trà có chứa một lượng lớn axit tannic khi kết hợp với canxi trong hải sản sẽ tạo ra kết tủa, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, thậm chí hình thành sỏi thận.
- Nước ép trái cây giàu vitamin C
Các bạn tuyệt đối không nên dùng thịt cua kết hợp với những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C. Vì trong hải sản có chứa một lượng asen pentavenlent. Bình thường, chất này sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nó kết hợp với vitamin C thì sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc và thâm chí đe dọa đến tính mạng.
Do đó, sau khi ăn hải sản, các bạn không nên uống nước cam hoặc nước ép các loại trái cây giàu vitamin C khác.
- Sữa đậu nành
Cua và đậu nành đều có chứa nhiều canxi và protein. Nếu ăn cua cùng với sữa đậu nành, thì có nghĩa là bạn đang phải tiêu thụ hai loại thực phẩm giàu canxi và protein cùng một lúc. Điều này có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CUA ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý một số điều sau khi ăn cua:
- Không nên ăn quá nhiều cua cùng một lúc
Các bạn không nên ăn quá nhiều cua cùng một lúc để tránh tình trạng bị dư thừa chất đạm. Theo đó, đối với cua biển, các bạn chỉ nên ăn tối đa 2 con một lần, khoảng 2 – 3 lần trong tháng là hợp lý nhất.
- Tránh ăn các loại trái cây giàu vitamin C sau khi ăn cua
Sau khi dùng các món ăn từ cua, các bạn cần hạn chế ăn một số loại trái cây giàu vitamin C như quả cam, kiwi, bưởi,… để tránh gây kết tủa dẫn đến sỏi thận.
- Không nên ăn khi cơ thể bị dị ứng ngứa ngáy
Nếu cơ thể đã từng bị dị ứng với các loại hải sản như tôm, cá hay ngao thì các bạn cũng cần cẩn trọng khi ăn cua. Khi nhận thấy có các dấu hiệu ngứa ngáy, nổi phát ban, đau bụng, tiêu chảy,… thì hãy tạm ngưng việc ăn cua và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Ăn cua uống sữa được không? Mọi người chú ý không kết hợp chung để phòng tránh những ảnh hưởng sức khoẻ
Miễn trừ trách nhiệm:
- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Xin cảm ơn!