Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Review2k.com, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "review 2k". (Ví dụ: 1 quả chuối bao nhiêu calo review 2k).
58 lượt xem

Vi khuẩn hp có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tại dạ dày như: Khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,… Việc hiểu rõ những con đường lây lan của vi khuẩn HP sẽ giúp các bạn chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Vậy vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Loại vi khuẩn này lây qua những đường nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

TÌM HIỂU VỀ VI KHUẨN HP VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA LOẠI VI KHUẨN NÀY

TÌM HIỂU VỀ VI KHUẨN HP VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA LOẠI VI KHUẨN NÀY

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được tìm thấy lần đầu ở trong dạ dày người vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren (1). Loại vi khuẩn này thường sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Ở trong môi trường giàu axit như dạ dày, vi khuẩn HP có thể tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease, giúp trung hòa độ axit trong dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, thực quản và dẫn đến nhiều bệnh lý như: Viêm loét dạ dày, tá tràng,…Tình trạng viêm tái phát nhiều lần có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.

CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỊ NHIỄM KHUẨN HP TRONG DẠ DÀY

Phần lớn những người bị nhiễm khuẩn HP đều sẽ không thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi loại vi khuẩn này bắt đầu gây viêm loét dạ dày hoặc tá tràng, thì người bệnh có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:

+ Đau, khó chịu ở bụng trên

+ Bụng phình to, chướng bụng

+ Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn

+ Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn ói

+ Phân có lẫn máu, có màu đen như bã cà phê hoặc đỏ sẫm.

+ Nôn ra máu.

+ Cơ thể mệt mỏi.

Ít phổ biến hơn, tình trạng viêm dạ dày mãn tính do nhiễm khuẩn Hp có thể gây ra những thay đổi bất thường ở niêm mạc dạ dày. Từ đó, dẫn đến một số dạng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phát sinh.

VI KHUẨN HP CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG KHÔNG

VI KHUẨN HP CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG KHÔNG?

Để ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp, các bạn cần phải biết được những con đường lây truyền của chúng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn Hp có thể lây truyền thông qua 3 con đường dưới đây:

  • Lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Đây được xem là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến nhất. Do vi khuẩn Hp thường tồn tại trong nước bọt, dịch vị dạ dày và mảng bám răng nên chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác khi dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, khi hôn hay khi mẹ mớm cơm cho con.

Theo các chuyên gia y tế, nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ những thành viên còn lại mắc bệnh là khá cao.

  • Lây nhiễm qua đường phân – miệng

Vi khuẩn Hp có thể được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua đường phân. Do đó, sau khi đi đại tiện hay trước khi ăn, các bạn cần phải chú ý rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.

  • Lây nhiễm qua đường dụng cụ y tế – miệng:

Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trên bề mặt của các dụng cụ y tế như: Thiết bị nội soi dạ dày, thiết bị nội soi tai – mũi – họng và dụng cụ nha khoa,… Nếu các dụng cụ này không được vô trùng – vô khuẩn kỹ lưỡng thì sẽ có thể vô tình làm lan truyền vi khuẩn đến cho những người khỏe mạnh.

Như vậy, vi khuẩn Hp sẽ có thể lây qua đường ăn uống nếu:

+ Sử dụng chung bát đĩa, thìa, đũa, cốc,… với người bệnh.

+ Cùng ăn, dùng chung bát canh, bát nước chấm, tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh.

+ Người chế biến món ăn không rửa tay sạch sẽ, vô tình làm lan truyền vi khuẩn vào thức ăn. Từ đó, lây lan vi khuẩn cho người ăn.

CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HP

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.p đơn giản, chính xác và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, cũng có một số phương pháp không xâm lấn khác cũng có thể phát hiện được vi khuẩn HP đó chính là: Xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu và xét nghiệm phân.

Thông thường, tình trạng nhiễm khuẩn Hp sẽ được điều trị bằng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, làm giảm sản xuất axit trong dạ dày, bảo vệ và chữa lành niêm mạc dạ dày.

Sau khoảng bốn tuần điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện lại các xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu vi khuẩn HP vẫn còn tồn tại, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị đợt hai. Trong đó, có ít nhất một loại thuốc kháng sinh sẽ khác với những loại thuốc đã được sử dụng trong đợt điều trị đầu tiên.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ tái phát, người bệnh bị nhiễm khuẩn HP nên thực hiện một số việc dưới đây:

+ Nghỉ ngơi điều độ, đi ngủ sớm.

+ Giảm căng thẳng, áp lực, duy trì tâm lý thoải mái

+ Tránh sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

+ Tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả và thực phẩm có chứa lợi khuẩn (như: Sữa chua, kim chi,…)

+ Hạn chế các món ăn chiên rán, cay nóng, có chứa nhiều axit (như: Cam, quýt, bưởi,…)

+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VI KHUẨN HP

Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp, các bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến món ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Không gắp thức ăn cho người khác, không dùng chung bát nước mắm, bát canh. Không mớm thức ăn cho em bé.

+ Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn uống ở các cửa hàng vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh.

+ Chú ý ăn chín uống sôi, tránh ăn các món ăn tái, sống.

+ Giữ vệ sinh trong việc chế biến thức ăn: Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thực phẩm, thường xuyên vệ sinh dụng cụ nhà bếp,…

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng, chống lại mọi bệnh tật.

+ Giữ tinh thần thoải mái, tích cực, hạn chế những căng thẳng tâm lý

+ Không nên tiếp xúc thân mật với người bị nhiễm bệnh.

+ Đi khám tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và có hướng điều trị kịp thời.

ĂN GÌ ĐỂ DIỆT KHUẨN HP TRONG DẠ DÀY

ĂN GÌ ĐỂ DIỆT KHUẨN HP TRONG DẠ DÀY?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và cả hệ vi sinh trong đường ruột. Nhiều dưỡng chất có trong các loại thực phẩm có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý tại đường tiêu hóa. Vậy người bệnh nên ăn gì để tiêu diệt vi khuẩn Hp?

  • Các loại rau củ quả

Trái cây và rau củ là nhóm thực phẩm rất tốt đối với người bị nhiễm khuẩn HP do chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nhóm thực phẩm này có tác dụng chữa lành những tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Do đó, những người bị nhiễm khuẩn Hp nên tăng cường tiêu thụ các loại rau củ và trái cây. Đặc biệt, các loại quả mọng như: Táo, dâu tây, anh đào, việt quất, mâm xôi,… có chứa nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol, acid ellagic,…. Các chất này đã được chứng minh là có khả năng chống viêm, chống lại các gốc tự do và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp.

Ngoài ra, người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên sử dụng nhiều bông cải xanh, bông cải trắng và bắp cải. Bởi vì các loại rau này có chứa chất isothiocyanates, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày và ngăn ngừa ung thư.

  • Thực phẩm có chứa lợi khuẩn probiotics

Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi sẽ giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại (trong đó có vi khuẩn Hp). Không chỉ vậy, các vi sinh vật có lợi còn giúp tăng cường sản sinh axit lactic, hydrogen peroxide cùng với các hợp chất kháng khuẩn, giúp làm giảm số lượng các loại vi khuẩn có hại. Một số loại thực phẩm giàu probiotics mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn của mình là: Sữa chua, súp miso, kim chi, dưa cải, trà kombucha,…

  • Trà xanh và mật ong

Nếu các bạn đang băn khoăn ăn gì để diệt vi khuẩn Hp, thì trà xanh và mật ong sẽ là một gợi ý hữu ích. Đây là loại thức uống rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra, trong trà xanh còn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa polyphenol, giúp chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh như: H. pylori, Candida albicans, E. coli, Staphylococcus aureus,…trong dạ dày.

  • Thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đa

Để tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo tốt (axit Omega – 3, Omega – 6) như:

+ Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành

+ Các loại cá béo: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá nục, cá trích, cá mòi

+ Các loại hạt dinh dưỡng: Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt mắc – ca, hạt điều,…

Những loại thực phẩm trên có tác dụng loại bỏ vi khuẩn Hp, chữa lành niêm mạc dạ dày và làm giảm nguy cơ loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, axit béo Omega – 3 và 6 còn rất tốt cho tim mạch, có tác dụng chống viêm và làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Mong rằng nó hữu ích với sức khoẻ của các bạn, chú ý không dùng chung dụng cụ ăn uống của nhau, không cùng ăn đồ ăn với người bệnh, …

Miễn trừ trách nhiệm:

- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

- Xin cảm ơn!