1 quả cóc bao nhiêu calo và ăn có béo không? cóc là một trong những loại quả có vị chua đặc trưng nhưng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Món cóc dầm thêm đường, muối ớt…trở thành món ngon hấp dẫn bất kỳ ai. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng có trong loại quả này như thế nào? Có hỗ trợ tăng cân hay giảm cân thì không phải ai cũng biết rõ.
Cóc thuộc loại trái cây nhiệt đới có thể ăn tươi được. Cóc có đặc điểm bên ngoài vỏ màu xanh mỏng khi chín có màu vàng, thịt cóc cứng, giòn có vị chua ngọt. Bên trong quả cóc có hạt khá lớn. Tại nhiều nước tên thế giới, cóc thường xuyên được dùng trong các món ăn đường phố kèm với một số loại gia vị ngọt mặn đặc trưng.
Theo y học cổ truyền, cóc mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, hiệu quả thanh nhiệt giải độc và còn có một số tác dụng tốt trong điều trị bệnh lý. Theo y học hiện đại, quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng vitamin C tốt cho sức khỏe người sử dụng.
1 quả cóc bao nhiêu calo?
Theo nhận định từ chuyên gia dinh dưỡng, trong trái cóc, đặc biệt là cóc xanh, là một trong những loại trái cây chứa lượng calo rất thấp. Trong bảng nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng, trung bình 100g cóc chỉ chứa khoảng 42 calo. Đây là hàm lượng calo khá thấp hơn so với các loại trái cây khác như cam, táo…
Tuy nhiên, mỗi trái cóc rất nhỏ, trọng lượng trung bình của một trái cóc trưởng thành chỉ khoảng 50g sẽ tương đương với mức năng lượng khoảng 21 calo. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng hàm lượng calo trong trái cóc có thể sẽ tăng cao hơn khi cóc chín. Nguyên nhân là do khi cóc chín, lượng đường bên trong cóc sẽ tăng lên. Mặc dù vậy lượng calo có trong cóc chín chỉ dao động khoảng 30-35calo/ 1 quả cóc.
Bên cạnh việc ăn cóc trực tiếp thì nước ép cóc cũng là một trong những loại nước rất được ưa chuộng, 1 ly nước ép cóc có chứa khoảng 35 calo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu có trong thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%.
Đặc biệt, trong trái cóc còn chứa nhiều vitamin C khá lớn có thể đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày.
Ăn cóc có hỗ trợ giảm cân không?
Đối với câu hỏi ăn cóc có hỗ trợ giảm cân không, câu trả lời là CÓ. Bởi những lý do dưới đây:
– Cóc có chứa rất ít calo, 100g cóc chỉ có chứa khoảng 42 calo. Như vậy 1 lần ăn bạn có ăn đến 500g cóc sẽ giúp bạn no hơn, từ đó giảm lượng thức ăn từ các thực phẩm khác. Vì thế đây là nguyên nhân cóc có thể giúp bạn giảm cân.
– Cóc được đánh giá giàu chất xơ, hầu như không có chứa chất béo. Nếu như ăn cóc sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
– Cóc có hàm lượng vitamin C rất cao, hàm lượng chất này được đánh giá có thể giúp giảm cân rất tốt.
Dưới đây là một số cách chế biến cóc giúp giảm cân mà bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:
Giảm cân với cóc dầm muối ớt: là món khoái khẩu của nhiều bạn trẻ, thuộc nhóm ăn phổ biến. Cách thức thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ cóc, cắt cóc thành từng miếng vừa ăn rồi trộn cùng với một chút muối ớt. Đây là món ăn vặt phù hợp lại vừa có thể mang lại hiệu quả giảm cân cao.
Giảm cân với nước ép cóc: cách thức thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần bỏ vỏ cóc, cắt cóc từng miếng, bỏ hạt cho vào máy ép lấy nước sử dụng. Bạn có thể cho thêm một chút đá bào hoặc mix cóc với một số loại quả khác như bưởi, đu đủ,….rất tốt cho sức khỏe, mang lại hiệu quả giảm cân. Tuy nhiên chú ý giảm cân với cóc không nên cho đường vào nước ép hoặc cho một lượng rất nhỏ.
Sinh tố cóc ổi: cũng thuộc nhóm trái cây tốt có khả năng giúp đánh tan lượng mỡ dư thừa cho hiệu quả giảm cân cao hơn. Đặc biệt khi kết hợp giữa hai loại quả cóc và ổi có thể giúp cân bằng dinh dưỡng, ngăn chặn tăng cân rất tốt, giảm eo vùng mỡ bụng. Cách thức thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng 3 quả cóc, 1 quả ổi và 1 thìa cà phê nhỏ đường cùng đá bào xay nhuyễn thành sinh tố và thưởng thức.
Nước ép cóc dứa: khá ngon miệng, thơm ngọt từ dứa và cóc tạo cho món nước ép thêm hấp dẫn lại có thể mang lại hiệu quả giảm cân rất tốt. Bạn dùng 3 quả cóc và ½ trái dứa ép lấy nước thêm đá bào sử dụng ngay. Chú ý vì dứa ngọt nên nếu muốn giảm cân bạn không nên cho thêm đường vào nước ép.
Ăn nhiều cóc có béo không?
Nhiều người thắc mắc ăn cóc có béo không? chuyên gia dinh dưỡng cho biết một ngày một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 calo mỗi ngày. Như vậy nếu như chia làm 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa ăn cần nạp vào cơ thể khoảng 600-700 calo là đủ.
So sánh mức năng lượng này với mức năng lượng có trong cóc nhận thấy rằng, nếu 1 lần ăn cóc nhiều để khiến bạn đủ no là khoảng 500g cóc- tương ứng với mức năng lượng khoảng chừng 210 calo. Đây là mức năng lượng rất thấp cho dù có ăn đến 1kg cóc cũng chỉ dao động vào khoảng 420 calo. Với mức năng lượng này thấp hơn năng lượng tiêu chuẩn rất nhiều do đó ăn nhiều cóc không béo.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng vấn đề tăng cân hay giảm cân không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn ăn bao nhiêu cóc mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: chế độ ăn uống hàng ngày của bạn như thế nào, mức độ tiêu hao năng lượng, chế độ luyện tập ra sao. Từ đó mới có thể đưa ra một kết luận chính xác.
Để không tăng cân, bạn cần nghiêm túc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đủ chất nhưng không dư thừa năng lượng. Kết hợp với luyện tập thể thao mỗi ngày bằng các bộ môn yêu thích như đi bộ, đạp xe,…giúp duy trì một sức khỏe tốt nhất đồng thời ngăn chặn tăng cân.
Tổng hợp những tác dụng của cóc với sức khoẻ
Ăn cóc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích chính cơ bản có thể kể đến như sau:
– Hiệu quả giảm ho: quả cóc có chứa thành phần chất có tác dụng long đờm nên nếu như bạn chỉ ăn một vài miếng cóc có thể giúp cho tình trạng ho được cải thiện hiệu quả, làm dịu cổ họng dễ chịu hơn. Theo đó, nhiều người còn sử dụng cóc nấu lấy nước uống hàng ngày mang lại công dụng giảm ho. (1)
– Tốt cho người bệnh cảm cúm: nhờ hàm lượng vitamin C khá cao trong quả cóc có thể giúp kích thích tạo nên bạch cầu, hỗ trợ cung cấp cho hệ miễn dịch tối ưu, bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công xâm nhập của virus cúm.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật: một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hàm lượng vitamin C trong cóc khi chuyển hóa cholesterol có thể duy trì nồng độ trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và sỏi mật.
– Tăng cường sức đề kháng cơ thể: theo một số nghiên cứu cho kết quả rằng trong quả cóc có chứa hàm lượng lớn vitamin C và A có thể mang lại tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sản xuất bạch cầu và tăng cường sức đề kháng tối ưu, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân vi khuẩn, virus gây bệnh.
– Tăng cường thị lực: với hàm lượng vitamin A khá cao có trong quả cóc có thể giúp tăng cường thị lực tối đa. Tác dụng tốt cho võng mạc, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng. (2)
– Ngăn chặn lão hóa: vì trong cóc có chứa vitamin A, C khá cao, cùng với đó là hàm lượng chất chống oxy hóa khác như flavonoid, terpenoid, tannin, saponin,…có thể ngăn chặn lão hóa da.
– Tốt cho tiêu hóa: vì cung cấp hàm lượng chất xơ cao nên quả cóc chính là loại hoa quả rất tốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, ngăn ngừa táo bón.
– Cải thiện tình trạng thiếu máu: theo các nghiên cứu đã chứng minh 100g cóc có đến 3mng sắt. Điều này có thể mang lại tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
– Tốt cho người tiểu đường: đối với những bệnh nhân tiểu đường,ăn cóc thường xuyên sẽ rất tốt cho thể hạ chỉ số đường huyết, duy trì chỉ số đường huyết ở mức cân bằng, tốt cho người bị tiểu đường.
– Làm lành vết thương: nhờ hàm lượng vitamin A, C có trong cóc nên loại quả này có thể mang lại tác dụng tái tạo và phục hồi các tổn thương dưới da, hiệu quả giúp lành vết thương, nhanh liền sẹo.
– Bảo vệ xương và răng chắc khỏe: mặc dù không nhiều nhưng cóc vẫn có chứa photpho và canxi có thể hỗ trợ bảo vệ hệ thống xương và răng chắc khỏe.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: vitamin C trong cóc có thể điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả hơn.
Những lưu ý khi ăn cóc
Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nêu trên. Tuy nhiên, khi ăn cóc cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Không nên ăn cóc khi dạ dày rỗng, bởi cóc chua giàu vitamin C có tính axit nên nếu như ăn cóc khi đói sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
– Mặc dù có thể mang lại hiệu quả giảm cân cao, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cóc. Hãy cân bằng chế độ ăn của mình phù hợp, không ăn quá 500g cóc mỗi ngày.
– Để giảm cân tốt hơn, bạn nên ăn cóc sau bữa ăn sáng 1h hoặc có thể ăn cóc trước bữa ăn chính 30 phút. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy no bụng hơn, từ đó giảm lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể từ những món ăn khác.
– Chú ý chọn mua cóc tươi ngon sử dụng rõ ràng nguồn gốc, không nên sử dụng các loại cóc đã hỏng, héo.
Review 2K mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được 1 quả cóc bao nhiêu calo và ăn cóc có béo không. Mong rằng chia sẻ bổ ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Miễn trừ trách nhiệm:
- Review 2K không hợp tác với bất kỳ đối tác nào, không chủ động liên hệ, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo mà không cung cấp dịch vụ mua bán. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa Review 2K đều là lừa đảo. Review 2K miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
- Về chuyên môn sức khoẻ, các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Xin cảm ơn!